Chuyển đến nội dung chính

Chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn xin visa Mỹ ngày 24/04/2017

Tình hình xin visa Mỹ du học hay du lịch dạo gần đây khá khó khăn. Mình xin chia sẻ lại kinh nghiệm phỏng vấn visa của bạn Ly N Phan từ 1 năm trước. Hồ sơ của bạn chắc chắn nhưng cũng phải trải qua 3 lần mới đậu visa.

LẦN 1

Lần 1 mình phỏng vấn gặp chị gái da màu nổi tiếng khó nhằn, bị giữ hồ sơ 22 ngày, lúc đó ai cũng bảo nếu giấy tờ thật chắc chắn sẽ đậu, nhưng sau khi giữ giấy tờ và điều tra thì người ta cho mình rớt.

LẦN 2

Lần 2 mình gặp CO Mỹ trắng, nữ, tầm tuổi 30–35. Nội dung phỏng vấn đại khái (tiếng Anh, nhưng mình viết tiếng Việt cho lẹ):
  • CO: Tại sao chọn Nebraska?
  • M: Vì tôi tìm hiểu nhiều trường, tôi thấy trường này phù hợp với khả năng tài chính và học lực của tôi, vậy nên tôi chọn bang này. (Mình trả lời câu này thực sự dở, vì không chuẩn bị và trả lời kiểu rập khuôn, cũng không thuyết phục được người ta vì Nebraska là bang rất ít người chọn để du học)
  • CO: Có người thân ở Mĩ không?
  • M: Không có người thân.
  • CO: Lần phỏng vấn trước, bạn nghĩ bạn rớt vì điều gì?
  • M: Thật sự tôi cũng không biết tại sao tôi lại bị rớt. Tôi đã chuẩn bị kĩ càng về mặt tài chính và học lực để có thể theo học tại Mĩ. ĐSQ cũng đã giữ giấy tờ của tôi để điều tra, mọi thứ đều là thật, ĐSQ đã biết rõ về nhà tôi rồi. Tôi nghĩ có lẽ tôi rớt là do việc bảo lưu ở trường ĐH hiện tại.
  • CO: Thật là bạn rớt là vì lý do tài chính.
  • M: Tôi thật sự không hiểu được. ĐSQ đã giữ hồ sơ điều tra thì phải biết rõ nhà tôi như thế nào rồi. Tại sao lại có thể như vậy. Tôi hoàn toàn không hiểu.
  • CO: Ba mẹ làm gì?
  • M: Ba mẹ tôi sản xuất và kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ. Em trai tôi cũng phụ giúp ba mẹ việc kinh doanh. Chúng tôi sản xuất và bán ở tại cơ sở cũng như ở các triển lãm.
  • CO: Nhà bạn có bao nhiêu người làm?
  • M: 10 người. Năm ngoái có 8 người, năm nay mới tuyển thêm nữa vì công việc kinh doanh đang mở rộng ra.
  • CO: Income 1 tháng bao nhiêu?
  • M: 150 triệu.

Sau đó CO bỏ đi qua ô của chị da màu đã phỏng vấn mình lần đầu, nói chuyện lâu thật lâu rồi quay về gõ máy tính, trong lúc phỏng vấn cũng gõ máy khá nhiều, lần này mình chán nên cũng kệ, không có muốn nói thêm nói bớt gì cả. Sau một hồi thì quay ra nói với mình tiếp.
  • CO: Xin lỗi, bạn không đủ điều kiện để cấp visa.
  • M: Cái gì? Tại sao lại không được? Tôi hoàn toàn không hiểu nổi. Đã giữ giấy tờ của tôi như vậy mà, tôi lại còn có IELTS 7.0, được học thẳng vào chuyên ngành chứ không cần học ESL.
  • CO: Tôi biết, tiếng Anh của bạn rất tốt. Nhưng bạn vẫn không thuyết phục được tôi.
  • M: Tôi thật sự không hiểu nổi. (Thật sự là mình không hiểu nổi, kiểu cũng bực chả biết nói gì luôn cứ nói kiểu trách móc người ta vậy thôi)

LẦN 3

Lần này mình cũng thoải mái, phỏng vấn vậy thôi chứ cũng nghĩ là mình không đậu đâu. Lần này cũng là CO nữ Mĩ trắng, tầm 30–35. Bạn bè và người thân có cầu nguyện Cha Bửu Diệp cho mình nữa, nhưng mình thì không, vì mình vốn không tin và lười. Lần này đi em trai mình có đưa một tấm hình của Cha để kẹp vào hồ sơ. Không biết có phải nhờ vậy mà may mắn đậu không nữa. À mình có đầu tư làm thêm một cái vừa study plan vừa CV vừa tóm tắt gia đình các thứ, mà CO cũng chỉ lướt qua chứ không xem kĩ. Đây là cuộc phỏng vấn của mình:
  • Mình chào rồi đưa passport và i20 vào, mình để IELTS lên trên cùng để người ta dễ thấy.
  • CO: Đưa cho tôi xem IELTS. Cả học bạ và bảng điểm nữa.
  • CO xem xong rồi hỏi tiếp: Tại sao lại học ở Nebraska?
  • M: Vì tôi tìm hiểu trên mạng, tôi thấy trường này phù hợp với tôi và có ngành tôi muốn học. Ngoài ra tôi cũng thích thời tiết ở Nebraska. Có mùa nóng và mùa lạnh.
  • CO: Bạn muốn học ngành gì?
  • M: International Business
  • CO: Đang học ngành gì ở ĐH?
  • M: External Economics.
  • CO: Tại sao lại bảo lưu việc học?
  • M: Vì tôi muốn tập trung ôn luyện thi IELTS thật tốt và chuẩn bị cho việc du học.
  • CO: Có người thân ở Nebraska không?
  • M: Không có người thân nào cả.
  • CO: Hoàn toàn không có người thân nào ở Mĩ hả?
  • M: Không có.
  • CO: Ba mẹ làm gì?
  • M: Ba mẹ có cở sở sản xuất và kinh doanh đồ gỗ mĩ nghệ.
  • CO xem trên máy lâu thật lâu, đọc kĩ rồi bỏ ra ngoài đi đâu đó. Mình nghĩ là lại đi nói chuyện với CO khác về trường hợp của mình. Đi xong rồi CO lại hỏi chuyện mình tiếp.
  • CO: Tôi muốn biết rõ hơn về công việc kinh doanh của ba mẹ bạn. Hãy nói rõ cho tôi hiểu, không cần phải đưa bất cứ giấy tờ gì.
  • Mình chuẩn bị lấy hình ra đưa để giải thích cho dễ hơn nhưng bị ngăn lại và bảo là chỉ cần nói chuyện thôi không cần show gì đâu. CO này rất lịch sự, nói chuyện nhỏ nhẹ, có thiện chí lắng nghe. Còn chị da màu mà đưa linh tinh là bị quát vào mặt rồi
  • M: Ba mẹ t sản xuất và kinh doanh đồ gỗ như là đồ nội thất, tượng gỗ, các sản phẩm từ gỗ,etc. Em tôi cũng phụ ba mẹ kinh doanh. Chúng tôi có bán ở cơ sở, và mang hàng đi các triển lãm để bán cũng như tìm kiếm đối tác kinh doanh để bán sỉ.
  • CO: Nói rõ hơn về việc bán sỉ đi. Tôi nghĩ bạn có thể không nắm rõ công việc kinh doanh của gia đình, nhưng hãy cố gắng nói những gì bạn biết.
  • M: Hmm bán sỉ là bán cho đối tác mà bán số lượng lớn, người ta mua nhiều hơn bình thường.
  • CO: Tôi biết sự khác nhau giữa bán sỉ và bán lẻ. Hãy nói rõ hơn, bán cho ai?
  • M: À, bán cho nhà thờ, và các đối tác kinh doanh khác cũng kinh doanh mặt hàng giống nhà tôi. Bán cho chùa nữa. Bán tượng Chúa, tượng Phật.
  • CO: Có hình ảnh không?
  • Mình đưa hình ảnh ra, hình đầu tiên là hình bức tượng to khá ấn tượng, CO chỉ vào và hỏi bao nhiêu tiền.
  • M: Không biết rõ nữa, mà cái đó khoảng 300 triệu.
  • CO: 1 tháng bán bao nhiêu cái?
  • M: Không đếm được, vì bán cả tượng to lẫn tượng nhỏ.
  • CO: 1 tháng bán bao nhiêu cái tượng to như này?
  • M: Tùy thôi, không phải tháng nào cũng bán được. Có tháng bán 2–3 cái, có tháng không có bán.
  • CO: Income 1 tháng bao nhiêu?
  • M: 150 triệu.
  • CO: Có bao nhiêu người làm?
  • M: 8 người. À không 10 người. Năm ngoái có 8 người nhưng năm nay có thêm người làm nữa.
  • CO: Congratulations. Vừa nói vừa kẹp giấy hồng vào và lấy giấy xanh đưa cho mình.
  • M: Im so happy, you know, this is my third time and Im so tired of this.
  • CO: I know, I know. Sometimes things are a little bit challenging. But you did it. I know that you’re gonna be a good student.
  • M: Thank you, thank you so much. You’ve just made my day.
  • CO: You’re welcome.

Vậy là xong một hành trình dài gần 9 tháng. 2 tháng cho việc ôn thi IELTS, 1 tháng chuẩn bị hồ sơ và 6 tháng cho 3 lần phỏng vấn. À lý do vì sao mình bảo lưu từ tháng 8 mà CO không hỏi mình tại sao lại nghỉ lâu như vậy, thì mình có khai trong DS-160 là mình đang làm thực tập sinh cho một công ty. Mình không để thời gian trống vì như vậy rất là bất lợi.
À còn nữa, lúc xếp hàng thì ở ô chị Mĩ trắng và ô anh undercut đều vừa trống. Mình ngán chị da đen rồi, nên nhìn anh undercut cũng sợ lắm. Chưa đợi Greeter xếp chỗ mình đã nhanh lẹ đi vào ô chị Mĩ trắng xếp hàng rồi. Kinh nghiệm cho bạn nào mới đi phỏng vấn lần đầu là thấy ô trống mà không phải CO khó nổi tiếng thì cứ tự đi vào, không cần đợi xếp chỗ, lỡ bị greeter kêu lại thì thôi, cũng chả ảnh hưởng gì tới cuộc phỏng vấn cả.
Vậy thôi, xong rồi. Chúc mọi người may mắn nha. Hồ sơ mình ai nhìn vào cũng bảo đậu nhưng đến lần thứ 3 mình mới được, cho nên ai có rớt thì cũng đừng nản nè, chỉ là thời cơ chưa tới thôi.”

DỊCH VỤ LÀM VISA BANKERVN

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đông Nam Bộ có bao nhiêu tỉnh thành 0 01 Thành phố và 05 tỉnh Đông Nam Bộ (Miền Đông) là một trong hai vùng có mật độ dân cư lớn nhất của Việt Nam. Với dân số 17.828.907 người, xếp thứ 2/8 và diện tích 23.560,60 km2, xếp thứ 7/8. Về mặt hành chính, vùng Đông Nam Bộ được chia làm 01 thành phố trực thuộc trung ương và 05 tỉnh. Danh sách các tỉnh Đông Nam Bộ Vùng Đông Nam Bộ được chia thành 06 đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố. Bao gồm: 01 thành phố, 05 tỉnh. Chỉ chiếm 9,5% trong 63 tỉnh thành Việt Nam. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh có đông dân nhất và tỉnh Bình Phước chiếm diện tích lớn nhất. # Tên tỉnh, thành Dân số Diện tích (km²) 1 TP.Hồ Chí Minh 8.993.082 2.061,00 2 Bà rịa Vũng Tàu 1.148.313 1.980,80 3 Bình Dương 2.426.561 2.694,70 4 Bình Phước 994.679 6.877,00 5 Đồng Nai 3.097.107 5.905,70 6 Tây Ninh 1.169.165 4.041,40 Bản đồ các tỉnh thành vùng Đông Nam Bộ Download danh sách các tỉnh Đông Nam Bộ Để thuận tiện khi cần dùng là...
Là quốc gia nằm giữa Châu Á và Châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ là một điểm đến cực kỳ được ưa thích của các tín đồ ưa xê dịch. Kiến trúc, lịch sử, văn hóa và đặc biệt là ẩm thực ở đây cực kỳ độc đáo. Vậy đi Thổ Nhĩ Kỳ có cần xin visa không? Thủ tục xin visa như thế nào? Hãy cùng Bankervn tìm hiểu thông tin trong bài viết sau. Đi Thổ Nhĩ Kỳ có cần visa không Các nước được miễn visa Thổ Nhĩ Kỳ Công dân của 84 quốc gia và vùng lãnh thổ được miễn visa Thổ Nhĩ Kỳ cho các mục đích du lịch, thăm thân, công tác. Danh sách này chia làm 3 nhóm với thời gian lưu trú và các điều kiện khác nhau. Danh sách 70 nước miễn visa 90 ngày Công dân của 70 quốc gia được miễn thị thực tối đa 90 ngày với điều kiện: trong 180 ngày liên tiếp, tổng thời gian lưu trú tại Thổ Nhĩ Kỳ không vượt quá 90 ngày. # Tên nước # Tê https://bankervn.com/tho-nhi-ky-co-can-visa-khong/

07 Mẫu giấy xác nhận thu nhập cá nhân 2022

Mẫu giấy xác nhận thu nhập cá nhân hay còn gọi là thư xác nhận thu nhập hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, hàng năm. Mẫu này thường dùng để xin visa; vay vốn ngân hàng; mở thẻ tín dụng. Đặc biệt có một loại mẫu chuyên dùng để quyết toán thuế thu nhập cá nhân do bộ tài chính ban hành: Form 20/TXN-TNCN Mẫu thư xác nhận thu nhập cá nhân năm. Form 20/TXN-TNCN ... Đọc thêm source https://bankervn.com/mau-thu-nhap-ca-nhan/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=mau-thu-nhap-ca-nhan